Chào các bạn !
Mở đầu cho bài viết đầu tiên trên blog Góc Kỹ Năng Sống mình muốn chia sẻ tới bạn cách sử dụng 20 phút mỗi ngày sao cho hiệu quả, 20 phút mỗi ngày với khoảng thời gian đó có người sẽ đủ, có người không đủ cho họ làm những điều quan trọng nhất của mỗi ngày trong vòng
20 phút. Nguyên tắc thành công ở đây muốn nói đến là bạn nên tập trung vào công việc quan trọng giải quyết trước, đừng lao đầu vào công việc mà hãy tạo động lực, năng lượng cho ngày
mới.
Dù
là buổi sáng vội vàng tới công sở hay lúc
chiều
mau chóng rút về thì chúng
ta vẫn thường rơi vào trạng thái chăm chăm “đến đó” hay
“rời khỏi đó”. Ta
quên mất rằng, có những điều nho nhỏ nhưng lại khiến cuộc sống trở nên giản dị, cân bằng và hiệu quả công
việc cũng
gia tăng.
Không
phải cứ cố gắng làm càng
nhiều càng tốt. Quan trọng là bạn hoàn thành được bao nhiêu việc và dấu ấn của những công
việc đó như thế nào. Với hơn 10 năm
kinh nghiệm, tác giả bài báo này đã chia sẻ kinh nghiệm của anh trong việc sử dụng 20 phút mỗi ngày
(10 phút đầu ngày và 10
phút cuối ngày) để đạt hiệu quả tối đa
trong công việc.
Bắt đầu bằng...
Đừng check email, tin nhắn hay Facebook vào buổi sáng
Julie
Morgenstern, tác giả cuốn “Đừng check mail buổi sáng:
Và những chiến lược bất ngờ khác để công
việc của bạn hiệu quả” cho rằng, bạn không nên mở email ngay đầu ngày làm việc. Thay vào đó, hãy thử bắt đầu bằng một công
việc khác.
Vì
sao phải tránh
email? Theo Ron Friedman, nhà tâm lý xã hội học viết trên tờ Psychology Today: “Những việc này sẽ làm phân tán độ tập trung của chúng
ta, đặt ta
vào thế thụ động khi những ưu tiên của người khác
chiếm thế trung tâm. Nó cũng hệt như việc bạn đi vào bếp tìm cái
bình để lau
hay tìm cái chảo để cọ vậy”.
Tác
giả bài báo này chọn cách bắt đầu ngày mới với việc tập trung vào những xúc cảm yêu thương, tạo cảm hứng và học tập. Thay vì lao
ngay vào công việc,
anh xem một đoạn video truyền cảm hứng sống của TED Talk hoặc rèn luyện một vài kỹ năng mới trong công
việc của anh.
Lên kế hoạch
Dành
ra một vài
khoảnh
khắc để tập trung vào những việc bạn muốn hoàn thành Để làm việc hiệu quả tối đa, bạn hãy thử bắt đầu mỗi ngày bằng việc lên kế hoạch. Sau khi tới công sở, hãy ngồi xuống bạn và sắp xếp công
việc của bạn. Hãy dành
ra một vài
khoảnh
khắc để tập trung vào những việc bạn muốn hoàn thành.
Đừng lao ngay vào phản ứng với những vấn đề hay rắc rối công
việc mà người khác ấn vào
cho bạn. Hãy lên
danh sách công việc, có thể viết lên điện thoại, viết lên bảng hay trên mẩu giấy, ghi rõ những ưu tiên của bạn để chúng
luôn giành được sự tập trung cao nhất của bạn trong ngày.
Đưa ra những quyết định quan trọng
Hãy
đưa ra
những
quyết định quan trọng ngay lúc khởi đầu mỗi ngày nếu có thể.
Hãy
sử dụng thời gian và sự tĩnh lặng sáng sớm để làm
thanh sạch đầu óc và quyết định xem bạn sẽ tiến tới như thế nào với ý tưởng sản phẩm mới, hay bạn sẽ làm gì để tuyển được một nhân viên mới bạn cần.
Bất kể những quyết định lớn sẽ đè nặng tâm trí bạn như thế nào thì cũng đừng để nó trở thành vật cản trì níu đầu óc bạn trong suốt ngày hôm đó. Hãy gạt bỏ ngay trong công
việc đầu ngày.
Giải quyết công việc “khó nhằn” nhất trước
Đây
là một ý tưởng rất nổi tiếng của nhà diễn thuyết lừng danh Brian Tracy trong
cuốn sách “Hãy ăn
con ếch xấu xí!” của ông.
Nguyên
lý của nó là thế này:
khi tới nơi làm việc buổi sáng,
bạn nên cố gắng tấn công vào công
việc
quan trọng và khó khăn nhất. Brian Tracy hình tượng hóa nó bằng hình ảnh con ếch.
Người ta luôn muốn trì hoãn những công
việc khó khăn
sang ngày hôm sau, rồi ngày hôm
sau nữa.
Việc trì hoãn có thể còn kéo dài mãi vì bạn sẽ luôn cảm thấy mình
không có đủ thời gian để làm nó. Chính vì thế, nếu bạn có một công
việc tựa như vậy, hãy
cam kết sẽ hoàn thành nó
ngay lúc khởi đầu ngày mới, khi bạn bước tới công sở nhé!
... và kết thúc một ngày với:
Kết thúc các dự án nhỏ
Nếu bạn đã dùng cả buổi sáng để đặt ra những ưu tiên
cho mình và giải
quyết các vấn đề lớn, bạn hãy
cho phép mình xả hơi khi ngày làm việc sắp sửa kết thúc. Hãy dùng
thời
gian cuối ngày để trả lời nhanh các
email, thu dọn giấy tờ hoặc giải quyết các sự vụ nho nhỏ khác.
Làm
như vậy, bạn vừa không lãng
phí thời
gian, lại vừa tận dụng triệt để được thời gian làm việc của mình.
Chắc chắn, bạn sẽ “dọn dẹp” được cả những bận bịu nho nhỏ trong đầu để ngày hôm
sau chất lượng công
việc còn hiệu quả nhiều hơn.
Mặc dù việc trò
chuyện với các nhân viên
hay đồng
nghiệp về ngày làm việc đã qua
là ý tưởng rất hay, nhưng đừng quá nấn ná Nhìn lại một ngày làm việc
Hãy
lên kế hoạch vào cuối ngày làm
sao để bạn có được khoảng 10 phút trước khi ra về, ngồi lại và ngẫm về những việc đã hoàn thành
trong ngày, những gì bạn vẫn đang
chờ đợi và những gì cần phải làm vào ngày
mai.
Khi
đã chuẩn bị kỹ cho kế hoạch ngày
mai rồi bạn sẽ rời công sở với một tâm trạng thoải mái
trong suốt buổi tối còn lại của ngày.
Ra khỏi văn phòng
Mặc dù việc trò
chuyện với các nhân viên
hay đồng
nghiệp về ngày làm việc đã qua
là ý tưởng rất hay, nhưng đừng quá nấn ná.
Theo
Lynn Taylor, tác giả cuốn sách “Huấn luyện kẻ độc tài khủng khiếp tại văn phòng của bạn: Cách
thức quản lý vị sếp trẻ con và thành công
trong sự
nghiệp”: “Ở lại phòng làm việc gì đó vì lý do
không đáng sẽ hạn chế năng lượng cũng
như thành công của bạn khi bạn cần nó vào ngày
mai. Hãy ra khỏi công sở và trở về với cuộc sống riêng tư của bạn. Bỏ lại công
việc
cho nơi làm việc càng
nhiều càng tốt. Làm được như vậy sẽ giúp bạn cân bằng hiệu quả giữa công
việc và đời sống”.
Sign up here with your email
EmoticonEmoticon